SAI LẦM PHỔ BIẾN KHI PHÂN BIỆT ĐỒ DA THẬT - GIẢ


Nếu search từ khóa “phân biệt da thật, giả da” trên google, bạn sẽ thấy rất nhiều kết quả và cách thức để phân biệt da thật và giả da. Có nhiều thông tin đúng, nhưng không đủ, và có nhiều thông tin thì sai khác hoàn toàn so với thực tế. Tạp Chí Đồ Da  xin làm rõ 5 thông tin chưa chính xác khá phổ biến trên internet mà các bạn thường gặp, để giúp các bạn mua phải sản phẩm chất lượng đúng với giá trị thật của nó.

Sai  lầm số 1 : Quan niệm da thật phải thấm nước?
ĐÚNG - Với dòng da thật để tự nhiên hoàn toàn, không xử lý bề mặt (aniline) thì khi đó miếng da thấm nước chẳng thua gì bọt biển. Da Semi aniline được xử lý mầu nhẹ trên bề mặt để giảm bám bẩn và thấm nước sẽ thấm nước chậm hơn và đây là dòng da được dùng phổ biến hơn và mang lại độ cảm cực sâu và rất tuyệt vời.
SAI - với dòng da Corrected, top grain hay genuine đã được phủ sơn tạo bề mặt để chống thấm và trống trầy. Lớp sơn này sẽ bảo vệ tấm da khiến da giảm bám bẩn và không hề thấm nước. Dòng da corrected grain được dùng rất phổ biến để làm túi xách nữ, túi xách nam, ví da nữ… và có rất nhiều da corrected có xuất xứ từ Ý, Nhật hay Hàn quốc với vẻ đẹp vô cùng hoàn hảo. Bỏ lỡ dòng sản phẩm này chỉ vì nó… không thấm nước thì sẽ là 1 sai lầm đáng tiếc.

Sai  lầm số 2 : Quan niệm da bò có mùi gây gây của động vật?
ĐÚNG, với đa số các dòng da trên thị trường không thuộc bằng thảo mộc.
SAI, với dòng da thuộc bằng thảo mộc hoặc da được thuộc từ Ý có mùi vị rất riêng và dễ chịu. Da thuộc thảo mộc có mùi thơm ngái nhẹ của vỏ cây, của rễ cây và của tự nhiên.
Ngửi miếng da không thấy mùi gây chỉ thấy mùi thơm thì đừng phân vân nhé bạn, bạn đang cầm trên tay một sản phẩm da thật vô cùng đáng giá đó.

Sai  lầm số 3 : Quan niệm da thật đốt có mùi khét như thịt nướng?
ĐÚNG, với tất cả các loại da thật.
SAI, với loại da công nghiệp hiện đại được sản xuất từ vụn da nghiền trộn keo (giống như gỗ ép)  thì khi đốt vẫn có mùi khét gần như da thật. Nhưng tất nhiên, loại da này không được xếp vào hàng “da thật”. Nếu chỉ dùng phương pháp này để khẳng định da thật hay giả da, rất có thể bạn sẽ mang về một sản phẩm từ da “nhân tạo”.

Sai  lầm số 4 : Quan niệm sờ vào da êm, mềm là da thật?
Với công nghệ finish bề mặt tấm da vô cùng xuất sắc ngày nay, kể cả người thợ nhiều kinh nghiệm về da cũng không dám khẳng định da thật hay giả da nếu chỉ dựa vào sờ và cảm quan bên ngoài.
Những sản phẩm được làm từ da thật đều luôn muốn “khoe” vẻ đẹp của tấm da nên thường có con da thử treo cùng sản phẩm. Hãy kiểm tra xem con da thử đó có giống loại da đang sử dụng để làm sản phẩm hay không và nhìn thật kỹ mặt cắt của nó.

Sai  lầm số 5 : Quan niệm da mềm mới là da thật?
Bất cứ sản phẩm da thật nào cũng sẽ mềm, óng, dẻo và quánh hơn so với ban đầu sau 1 thời gian sử dụng. Nhưng không phải cứ da thật là phải mềm. Tùy từng nhu cầu sử dụng mà miếng da đó được nhà sản xuất thuộc mềm như lụa hay đanh cứng như gỗ.
Nếu muốn may túi dáng hộp, vali, sàn nhà, yên cương, đế giầy… thì da phải được thuộc cứng hơn cả … mo nang; cạnh da thì bóng, kết cấu chắc chắn như… gỗ. Nếu bạn muốn sản phẩm da thật của bạn được truyền từ đời này qua đời khác mà không hề hấn gì thì những sản phẩm được làm từ những tấm da “mo nang” này là một trong những lựa chọn tuyệt vời.
Những sản phẩm được làm từ da thật luôn rất đáng giá, bạn nên mua nơi có huy tín và yêu cầu nhà cung cấp tư vấn thật kỹ lưỡng về nguồn gốc, cách bảo quản và chăm sóc sản phẩm.

0 Nhận xét